28 thg 11, 2013

Sinh viên đi làm thêm và giải bài toán về thời gian học tập

Posted at  19:50  |  in  Việc làm của sinh viên





 Sinh viên đi làm thêm không còn là điều mới mẻ. Những năm gần đây, cụm từ Partime (làm bán thời gian) đã trở thành một xu hướng dành cho những sinh viên năng động và ham học hỏi. Tuy nhiên, sinh viên đi làm thêm lợi và hại thế nào? Phải cân bằng chúng ra sao luôn là một câu hỏi mà không phải bất kỳ một sinh viên nào cũng có thể trả lời.
1. Làm thêm với sinh viên Ta và Tây.
Có một câu chuyện vui kể rằng một chàng trai người Úc 20 tuổi đến Việt Nam thăm bạn, thấy bạn mình - cũng 20 tuổi - xin mẹ 30.000đ đổ xăng, lấy làm ngạc nhiên. Bởi vì ở chỗ cậu ta, những khoản thế này thì thường phải tự giải quyết. Điều đó chỉ ra một thực tế là không ít sinh viên của ta được bao cấp 100% từ phụ huynh. Và trong suốt những năm ngồi trên giảng đường chưa từng biết tới một công việc làm thêm nào. Bạn bè gọi đùa họ là "vô sản chân chính".
Nhận thức việc làm giữa sinh viên Ta và Tây là việc sinh viên Tây có thể lăn xả vào bất kỳ công việc nào phù hợp với lượng thời gian rảnh rỗi như bồi bàn, rửa xe, quét tuyết vv… nhưng sinh viên Việt lại yêu cầu : Làm thêm gắn với chuyên ngành học – Lý do này khiến cho rất nhiều sinh viên Việt Nam từ chối việc làm thêm vì suy nghĩ công việc này không giúp ích gì cho công việc sau này đồng thời bỏ qua nhiều cơ hội mở rộng sự hiểu biết xã hội, những trải nghiệm cuộc sống và cả những mối quan hệ tốt cho công việc sau khi ra trường.
2. Muôn ngàn nẻo làm thêm
Để biết được hiện trạng sinh viên làm thêm cùng những trải nghiệm mà những công việc này mang lại, tôi cũng đã nhiều lần tâm sự với các bạn trong trường về, tình trạng làm thêm ở sinh viên trường ĐH  KHXH & NV ĐHQG TP.HCM. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra, và mỗi ý kiến lại là một hướng thú vị cho tôi viết lên bài này.
Bạn Trần Lương (KHXH & NV): Mình ủng hộ việc sinh viên đi làm thêm. Theo mình thấy những sinh viên này thường năng động hơn. Tuy nhiên phải thú thực là sinh viên làm thêm cũng bị ảnh hưởng tới thời gian học tập. Mình cũng đã từng làm việc cho một trung tâm tiếng Anh. Tuy nhiên giờ thì mình dừng lại vì tạm thời việc học quan trọng hơn.
Bạn Nguyễn Trung Hiếu ( KHXH & NV) thì cho rằng: Làm thêm với sinh viên bây giờ là tất yếu và hết sức bình thường, nó cho sinh viên nhiều kiến thức thực tế, những hiểu biết xã hội và có thêm thu nhập. Nhưng phải thật cẩn thận trong việc chia thời gian làm thêm và đi học, tránh ảnh hưởng đến học hành và cẩn thận hơn nữa là việc bị lừa đảo (chiếm dụng tiền đặt cọc việc làm) của các trung tâm môi giới việc làm. 
 Bạn Nguyễn Thị Trâm (KHXH & NV): Mình thấy sinh viên đi làm thêm rất tốt cho việc rèn luyện kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và các kiến thức xã hội. Còn vấn đề ảnh hưởng học hành cũng không có nhiều lắm nếu biết phân bổ thời gian. Hơn nữa, tiêu tiền mình làm ra cũng thích hơn mà!
Tuy nhiên, cũng có quá nhiều những việc đi làm thêm mà nên tránh.
-Tìm hiểu kĩ công việc mình  dự kiến làm và sẽ làm là công việc gì có phù hợp với khả năng và time gian của bạn hay không.

-Tránh nge những lời mật ngọt của những bọn lừa đảo, nó đánh vào tâm lý và sự háo thắng của sinh viên và các bạn sẽ bị dụ vào phục vụ công việc lừa đảo cho bọn chúng. Hiện nay các công ty bán hàng đa cấp mọc lên càng nhiều họ rất là tinh vi và xảo quyệt trong việc lừa đảo, vì sao vì họ rất gì là chuyên nghiệp à phải nói là chuyên gia chứ !!! Vào đây thì rất dễ nhưng rút chân ra thì khó lắm các bạn à, trong lúc mối quan hệ của các bạn thì rất ít chủ yếu là Sinh viên nên chỉ có thể làm việc này với các bạn bè của mình thôi. Vì tin tưởng bạn nên các bạn sẽ bị bạn lừa lọc mình mà không hề để ý. Dần dần thì bạn sẽ làm sao mất hết bạn bè ư, không những thế mà thầy cô còn ghét bỏ, bạn bè khinh chê, gia đình thì hổ thẹn…Nên bạn cần cân nhắc với những công việc mà có thể nói là béo bở , làm ít mà lương cao nhé !
- Phỏng vấn chỗ này nhưng lại làm chỗ khác đó là những hình thức xảo quyệt của các quán ăn, nhà hàng...trong các hẻm xa với đường lộ và tốn thời gian lúc các bạn đi làm.
3: Làm thêm con dao hai luỡi.
Trên đây mới chỉ là những câu chuyện nhẹ nhàng còn có những bạn sinh viên làm thêm bị công việc cuốn đi và đã đánh mất nhiều hơn thế.

T. T sinh viên năm thứ 4 khoa  Địalý kinh tế sau quãng thời gian miệt mài làm thêm đã giật mình khi nhìn lại bảng điểm của mình trong trường. Quá nửa những môn học của T phải thi lại và học lại. Ban đầu, khi tình trạng này xả ra, T nghĩ đơn giản, bỏ qua, vì “ Sinh viên, thi lại một hai môn hay học lại vài môn là chuyện thường” thế rùi mải miết làm, mải miết kiếm tiền chi tiêu cho những bộ quần áo đắt tiền, những buổi đi chơi, đi “giao lưu”. Công việc cuốn T đi lúc nào không hay và T không biết điều gì quan trọng nhất trong thời gian này nữa. Bắt đầu là những buổi lên lớp muộn, trốn tiết, rùi bỏ học, những lời nói dối mới đầu còn ngượng ngập, sau rồi trơn tuồn tuột nhanh gọn, mới đầu chỉ là điểm thấp, rùi thi lại, học lại, rùi lại thi lại, học lại….cuối cùng khi chuẩn bị ra trường, chuẩn bị đón nhận công việc thật sự thì T mới giật mình: “ Làm sao tớ dám vác bảng điểm thế này về cho bố mẹ và đi xin việc đây?” T ngậm ngùi, thảng thốt nhưng mọi thứ cũng đã quá muộn màng.
4. Cuối cùng
Vẫn biết, làm thêm luôn là cơ hội cho nhiều bạn sinh viên trải nghiệm cuộc sống, hiểu biết hơn về xã hội và có thêm những cơ hội giao lưu, trao dồi năng lực bản thân. Nhưng bài toán cân bằng thời gian làm thêm – học tập phù hợp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất luôn là một bài toán khó. Bạn cần phải tự trả lời những câu hỏi sau và tự đặt ra kế hoạch cho mình khi quyết định đi làm thêm để công việc này thực sự phát huy hiệu quả, làm cho cuộc sống của sinh viên thêm sắc màu tươi tắn.
Những câu hỏi bạn nên tự trả lời trước khi quyết định đi làm thêm :
1: Với bạn bây giờ làm thêm quan trọng hơn hay học tập quan trọng hơn?
2: Mục tiêu của bạn khi quyết định đi làm thêm?
3: Kế hoạch cân bằng thời gian học tập của bạn ( cụ thể và chi tiết về thời gian dành cho học tập và làm thêm cùng các hoạt động khác)?
4: Bạn sẽ chọn điều gì nếu bắt buộc lựa chọn 1 trong 2 : Công việc và học tập?
Mong rằng khi tự mình trả lời những câu hỏi này, các bạn sẽ nhận ra điều gì là trọng yếu, điều gì là thứ yếu và từ đó sẽ có kế hoạch cho mình trong việc giải bài toán thời gian học và làm.
Chúc các bạn thành công !!!

                                                                           
                                            Tác giả : Trần Đức Lương

Share this post

3 nhận xét:

  1. Thực sự để vừa học vừa làm tốt cả 2 thì là một vấn đề cực kì khó, cần quyết tâm dữ lắm @@
    thiết bị âm thanh thương hiệu Soundking

    Trả lờiXóa
  2. làm thêm học tập giảm sút mời bạn xem web mình nhé click váo từ khóa
    phát tờ rơi tphcmhoặcphat to roi tphcm

    Trả lờiXóa

Góc nhìn-Học tập-Chia sẻ
Copyright © 2012 Trần Đức Lương. by Blogger Tran Duc Luong
.
back to top