Vận tốc ánh sáng hiện được coi là vận tốc nhanh nhất
mà con người khám phá ra. Không ai có thể gia tốc một vật đến tốc độ ánh sáng,
tuy nhiên, phương thức vận chuyển dựa trên lý thuyết phản vật chất có thể giúp
chúng ta di chuyển nhanh hơn rất nhiều. Một động cơ vật chất – phản vật chất
có thể đưa con người ra xa khỏi hệ mặt trời và đi đến những nơi mà một động cơ
thông thường không thể làm nổi.
-------------------------------------------------------------------------------
Phản vật chất là gì?
Đây không phải là một câu hỏi khó. Phản vật chất, như tên gọi của nó, là một khái niệm đối nghịch với vật chất – vật liệu chính tạo nên vũ trụ của chúng ta. Phản vật chất mới chỉ được khám phá ra trong thời gian gần đây, và sự tồn tại của nó cũng mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết.
Năm 1928, nhà vật lý học người Anh Paul A.M. Dirac đã xem xét lại biểu thức nổi tiếng của Einstein E = mc2, ông cho rằng, Einstein đã không tính đến trường hợp m trong biểu thức này cũng có thể có giá trị âm. Biểu thức mới của Dirac, E= + hay – mc2 cho phép tính đến sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ của chúng ta. Các nhà khoa học đã dựa vào đó để chứng minh sự tồn tại của phản vật chất.
Khi các hạt phản vật chất tiếp xúc với các hạt vật chất, những hạt đối lập nhau này sẽ va đập vào nhau để tạo ra một vụ nổ, từ đó sinh ra một bức xạ thuần túy có khả năng duy chuyển ra khỏi điểm xuất phát của vụ nổ với tốc độ ánh sáng. Tất cả những hạt tham gia vào vụ nổ này đều bị tiêu hủy hoàn toàn, để lại những hạt có cấu trúc dưới nguyên tử. Khối lượng của các hạt này đều được chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng cho vụ nổ - và các nhà khoa học tin rằng nguồn năng lượng này lớn hơn nguồn năng lượng sinh ra dưới bất kỳ hình thức hay phương pháp nào khác.
Điều gì ngăn chúng ta sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ này? Điều đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất: sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ là cực kỳ hiếm. Nếu lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ là cân bằng nhau, nhiều khả năng là chúng ta đã bị bóp vụn dưới sức ép tỏa ra từ phản ứng giữa chúng.
Theo một báo cáo trên ấn phẩm Journal of Propulsion an Power, chúng ta chỉ cần lượng phản vật chất khoảng 1 phần 1 triệu gram là đủ cho một chuyến du hành kéo dài 1 năm lên sao Hỏa.
-------------------------------------------------------------------------------
Phản vật chất là gì?
Đây không phải là một câu hỏi khó. Phản vật chất, như tên gọi của nó, là một khái niệm đối nghịch với vật chất – vật liệu chính tạo nên vũ trụ của chúng ta. Phản vật chất mới chỉ được khám phá ra trong thời gian gần đây, và sự tồn tại của nó cũng mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết.
Năm 1928, nhà vật lý học người Anh Paul A.M. Dirac đã xem xét lại biểu thức nổi tiếng của Einstein E = mc2, ông cho rằng, Einstein đã không tính đến trường hợp m trong biểu thức này cũng có thể có giá trị âm. Biểu thức mới của Dirac, E= + hay – mc2 cho phép tính đến sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ của chúng ta. Các nhà khoa học đã dựa vào đó để chứng minh sự tồn tại của phản vật chất.
Khi các hạt phản vật chất tiếp xúc với các hạt vật chất, những hạt đối lập nhau này sẽ va đập vào nhau để tạo ra một vụ nổ, từ đó sinh ra một bức xạ thuần túy có khả năng duy chuyển ra khỏi điểm xuất phát của vụ nổ với tốc độ ánh sáng. Tất cả những hạt tham gia vào vụ nổ này đều bị tiêu hủy hoàn toàn, để lại những hạt có cấu trúc dưới nguyên tử. Khối lượng của các hạt này đều được chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng cho vụ nổ - và các nhà khoa học tin rằng nguồn năng lượng này lớn hơn nguồn năng lượng sinh ra dưới bất kỳ hình thức hay phương pháp nào khác.
Điều gì ngăn chúng ta sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ này? Điều đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất: sự tồn tại của các hạt phản vật chất trong vũ trụ là cực kỳ hiếm. Nếu lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ là cân bằng nhau, nhiều khả năng là chúng ta đã bị bóp vụn dưới sức ép tỏa ra từ phản ứng giữa chúng.
Theo một báo cáo trên ấn phẩm Journal of Propulsion an Power, chúng ta chỉ cần lượng phản vật chất khoảng 1 phần 1 triệu gram là đủ cho một chuyến du hành kéo dài 1 năm lên sao Hỏa.
Theo Howstuffworks
Nguồn: AdMax
0 nhận xét: