Bước vào cuộc đời sinh viên, các bạn trẻ không chỉ cần điều chỉnh phương pháp học tập mà còn phải biết cách chăm sóc bản thân, rèn luyện những kỹ năng sống... để chuẩn bị cho sự nghiệp sau này.
Dưới đây 5 kỹ năng cần có ở tân sinh viên:
1. Quản lý thời gian
Đối với các bạn tân sinh viên, một trong những thay đổi lớn khi rời cánh cửa trung học và bước vào giảng đường đại học là việc phải tự sắp xếp quỹ thời gian mỗi ngày của mình. Đó vừa là đặc quyền, vừa là trách nhiệm lớn cho những người trẻ. Làm sao để vừa đảm bảo việc học, vừa đi làm thêm để sở hữu một khoản tài chính riêng mà không quên vui vẻ với bạn bè và gia đình là một thử thách không đơn giản.
Để cân đối quỹ thời gian chơi và học, các bạn trẻ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ sắp xếp thời gian biểu chặt chẽ, ví dụ như tính năng Calendar trên điện thoại cầm tay. Việc ghi chú không chỉ giúp bạn tránh trường hợp lúc quên lúc nhớ mà còn dễ dàng theo dõi những công việc mình cần làm và đã hoàn thành mỗi ngày để tự rút kinh nghiệm và lên kế hoạch tốt hơn.
2. Khám phá những vùng đất mới
Một trong những điều đẹp nhất của tuổi đôi mươi là sức sống tràn trề và niềm khao khát khám phá bất tận. Năm thứ nhất đại học với thời gian biểu còn linh động là cơ hội tốt để các bạn tân sinh viên sắp xếp cho những chuyến du lịch "bụi" cho mình. Bạn sẽ có thêm cơ hội mở mang kiến thức, có những trải nghiệm mới mẻ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà các bài học trên giảng đường không thể dạy bạn.
Song để có một chuyến đi để đời, bạn cần phải học cách tự bảo vệ bản thân. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang, kiến thức xử lý tình huống, bạn nên trang bị cho mình một chiếc điện thoại cầm tay nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thời lượng sử dụng pin lâu để đảm bảo giữ liên lạc với bạn bè và gia đình đều đặn ngay cả trong những chuyến đi dài.
3. Quan tâm gia đình
Đối với nhiều bạn sinh viên, đại học chính là những tháng ngày đầu tiên rời xa gia đình sau 18 năm sống dưới mái ấm cùng cha mẹ. Trong khi các bạn đang rất hào hức với cuộc sống tự lập thì không ít cha mẹ lại cảm thấy có phần hụt hẫng vì không còn được chăm sóc, nhắc nhở con mình mỗi ngày nữa.
Vì vậy, bạn dành ít phút mỗi ngày để gọi điện thoại, cập nhập tình hình và tâm sự với phụ huynh. Điều đó sẽ giúp cha mẹ yên tâm và hạnh phúc hơn. Đây còn là nguồn động viên tinh thần lớn đối với chính các bạn, những người trẻ mới xa nhà. Việc thường xuyên liên lạc này còn giúp các bạn xin lời khuyên tức thì, kịp thời khi không may gặp những chuyện rắc rối.
4. Mở rộng mối quan hệ
Giảng đường đại học mang đến một môi trường mới mẻ với rất nhiều người bạn. Mỗi người trong đó đều có sự thú vị riêng, xung quanh họ lại có rất nhiều mối quan hệ lý thú. Bạn hãy xóa bỏ thói quen thu mình trong vỏ ốc như ở trường trung học, thay vào đó, bạn cần mạnh dạn bắt chuyện với bất kỳ ai. Không những có thêm bạn bè và những kỷ niệm khó quên, điều đó còn mang đến cho bạn những cơ hội bất ngờ trong tương lai.
5. Học nấu ăn
Không những giúp các bạn tân sinh viên tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể, tự nấu nướng còn là cách thể hiện tính tự lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Bạn sẽ dễ dàng tính toán lượng calo phù hợp cần nạp vào cơ thể, kiểm soát tốt chất lượng bữa ăn. Ngoài ra, nấu ăn tập thể còn là khoảng thời gian thú vị để cùng chuyện trò với những người bạn mới. Việc thử nghiệm các công thức nấu ăn mới sẽ kích thích tính sáng tạo của bạn, giúp bạn xả stress sau những tiết học.
Đối với các bạn tân sinh viên, một trong những thay đổi lớn khi rời cánh cửa trung học và bước vào giảng đường đại học là việc phải tự sắp xếp quỹ thời gian mỗi ngày của mình. Đó vừa là đặc quyền, vừa là trách nhiệm lớn cho những người trẻ. Làm sao để vừa đảm bảo việc học, vừa đi làm thêm để sở hữu một khoản tài chính riêng mà không quên vui vẻ với bạn bè và gia đình là một thử thách không đơn giản.
Để cân đối quỹ thời gian chơi và học, các bạn trẻ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ sắp xếp thời gian biểu chặt chẽ, ví dụ như tính năng Calendar trên điện thoại cầm tay. Việc ghi chú không chỉ giúp bạn tránh trường hợp lúc quên lúc nhớ mà còn dễ dàng theo dõi những công việc mình cần làm và đã hoàn thành mỗi ngày để tự rút kinh nghiệm và lên kế hoạch tốt hơn.
2. Khám phá những vùng đất mới
Một trong những điều đẹp nhất của tuổi đôi mươi là sức sống tràn trề và niềm khao khát khám phá bất tận. Năm thứ nhất đại học với thời gian biểu còn linh động là cơ hội tốt để các bạn tân sinh viên sắp xếp cho những chuyến du lịch "bụi" cho mình. Bạn sẽ có thêm cơ hội mở mang kiến thức, có những trải nghiệm mới mẻ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà các bài học trên giảng đường không thể dạy bạn.
Song để có một chuyến đi để đời, bạn cần phải học cách tự bảo vệ bản thân. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang, kiến thức xử lý tình huống, bạn nên trang bị cho mình một chiếc điện thoại cầm tay nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thời lượng sử dụng pin lâu để đảm bảo giữ liên lạc với bạn bè và gia đình đều đặn ngay cả trong những chuyến đi dài.
3. Quan tâm gia đình
Đối với nhiều bạn sinh viên, đại học chính là những tháng ngày đầu tiên rời xa gia đình sau 18 năm sống dưới mái ấm cùng cha mẹ. Trong khi các bạn đang rất hào hức với cuộc sống tự lập thì không ít cha mẹ lại cảm thấy có phần hụt hẫng vì không còn được chăm sóc, nhắc nhở con mình mỗi ngày nữa.
Vì vậy, bạn dành ít phút mỗi ngày để gọi điện thoại, cập nhập tình hình và tâm sự với phụ huynh. Điều đó sẽ giúp cha mẹ yên tâm và hạnh phúc hơn. Đây còn là nguồn động viên tinh thần lớn đối với chính các bạn, những người trẻ mới xa nhà. Việc thường xuyên liên lạc này còn giúp các bạn xin lời khuyên tức thì, kịp thời khi không may gặp những chuyện rắc rối.
4. Mở rộng mối quan hệ
Giảng đường đại học mang đến một môi trường mới mẻ với rất nhiều người bạn. Mỗi người trong đó đều có sự thú vị riêng, xung quanh họ lại có rất nhiều mối quan hệ lý thú. Bạn hãy xóa bỏ thói quen thu mình trong vỏ ốc như ở trường trung học, thay vào đó, bạn cần mạnh dạn bắt chuyện với bất kỳ ai. Không những có thêm bạn bè và những kỷ niệm khó quên, điều đó còn mang đến cho bạn những cơ hội bất ngờ trong tương lai.
5. Học nấu ăn
Không những giúp các bạn tân sinh viên tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể, tự nấu nướng còn là cách thể hiện tính tự lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Bạn sẽ dễ dàng tính toán lượng calo phù hợp cần nạp vào cơ thể, kiểm soát tốt chất lượng bữa ăn. Ngoài ra, nấu ăn tập thể còn là khoảng thời gian thú vị để cùng chuyện trò với những người bạn mới. Việc thử nghiệm các công thức nấu ăn mới sẽ kích thích tính sáng tạo của bạn, giúp bạn xả stress sau những tiết học.
Tác giả.
hay quá bạn, mình cũng đang cần cái này, tks nhé :)
Trả lờiXóaloa hội trường