Phần 1. Những sai lầm thường gặp ở nhà quản lý:
1. Chưa có nghề quản lý: Các nhà quản lý mới không hiểu rõ chức năng quản lý, từ một nhân viên làm việc tốt được bổ nhiệm lên quản lý mà chưa qua đào tạo nghề quản lý.
2. Định tính và cảm tính: Các nhà quản lý hay ra chỉ thị, mệnh lệnh hoặc đánh giá nhân viên bằng cảm tính và định tính, không có định lượng về số lượng, thời gian, địa điểm và kết quả đo lường. Ví dụ em làm như vậy là rất tốt, chưa tốt, cố gắng đạt hiệu quả nhé!...
3. Muốn thay đổi người khác: Các nhà quản lý mong muốn thay đổi mọi thứ và kể cả thay đổi người khác theo ý mình, nhưng bản thân mình không chịu thay đổi.
4. Tập trung giải quyết sự vụ: Các nhà quản lý thường giải quyết sự vụ xảy ra hàng giờ và hàng ngày trong công việc, bị chi phối bởi những phát sinh liên tục mà không tập trung vào xây dựng hệ thống và công cụ quản lý hoặc có công cụ quản lý nhưng không sử dụng có hiệu quả.
5. Hay chỉ trích sai lầm của nhân viên: Các nhà quản lý hay chỉ trích sai lầm của nhân viên, hay phê bình mà không chỉ ra điểm cần cải tiến và hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu.
6. Đòi hỏi kết quả mà không quan tâm đến quá trình: Các nhà quản lý đòi hỏi kết quả từ nhân viên mà không quan tâm đến quá trình làm việc để có kết quả.
7. Hay trình bày các khó khăn với cấp trên: Các nhà quản thường báo cáo kết quả là trình bày các khó khăn với cấp trên, hay đưa ra các lý do ngụy biện cho kết quả kém của mình coi như là hết trách nhiệm và ngồi chờ sự chỉ đạo hay các quyết định từ cấp trên.
8. Yêu cầu nhân viên làm theo ý mình: Các nhà quản lý hay yêu cầu nhân viên làm theo ý mình, nhưng ít khi nói rõ ý của mình là gì và làm mẫu, làm gương để nhân viên làm theo.
9. Thích dùng quyền lực cứng, nhưng rất sợ trách nhiệm: Các nhà quản lý hay sử dụng quyền lực chức vụ của mình để quản lý nhân viên và trở nên quan liêu, cứng ngắt.
10. Hay hỏi nhân viên tại sao: Các nhà quản lý hay hỏi nhân viên câu hỏi “TẠI SAO” bạn làm không được, tại sao kết quả kém, câu hỏi này sẽ làm cho nhân viên trả lời bằng những lý do đổ lỗi mà không có giải pháp.
Phần 2. 10 Quy luật quản lý không theo số đông
1. Học nghề để hành nghề quản lý: Hãy có một kế hoạch thăng tiến rõ ràng, có mục tiêu phát triển năng lực cá nhân, tự học hỏi hoặc tham gia các khóa đào tạo quản lý cấp trung để định hướng tiền quản lý.
2. Thiết lập mục tiêu định lượng (Smart): Có mục tiêu định lượng rõ ràng (cụ thể cái gì, ai làm, thời hạn, kết quả mong muốn, ở đâu?), các mệnh lênh phải các định lượng cụ thể. Ví dụ Nhân viên A phải thực hiện thành công 2 hợp đồng và doanh số là 100 triệu trong tháng 1/2017.
3. Thay đổi chính mình trước để thích nghi với môi trường và tổ chức, điều chỉnh phương pháp quản lý theo từng tính cách, năng lực của từng nhân viên cho phù hợp. Ví dụ nhân viên ngang bướng và kém tuân thủ thì cần phải giám sát chặt chẽ hơn, nhân viên có năng lực và thái độ tốt thì dân chủ hơn và tôn trọng sáng kiến của họ.
4. Tập trung giải quyết vấn đề có hệ thống, có phương pháp: Xây dựng các công cụ quản lý như mục tiêu, chỉ tiêu, qui trình, kế hoạch, báo cáo để quản lý.
5. Quan sát và chỉ ra các điểm cần cải tiến cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu để thành thói quen.
6. Có kế hoạch làm việc, có quá trình và phương pháp thích hợp để nhân viên làm việc ra kết quả.
7. Hãy đến nói với sếp giải pháp, phương pháp và mục tiêu chứ không trình bày khó khăn. Sếp là người nghe, phản biện và ra quyết định chứ không phải người suy nghĩ thay hoặc ra giải pháp thay cho cấp dưới.
8. Hãy hành động tiên phong làm gương, gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên để họ nhận thức và làm việc theo mục tiêu mình mong muốn.
9. Quản lý công việc bằng công cụ quản lý khoa học, quản lý con người bằng quyền uy cá nhân gây ảnh hưởng tích cực và nhân viên nể phục, kính trọng làm việc tối đa khả năng.
10. Hãy hỏi nhân viên: Làm thế nào? Làm khi nào? Nhân viên sẽ tự tư duy tìm ra phương pháp.
2 thg 1, 2017
Homepage
» 10 quy luật quản lý thành công không theo số đông
10 quy luật quản lý thành công không theo số đông
Posted at 17:49 |  in Lượm Nhặt
Nguồn: Hồ Minh Chính
KAS TRAINING & COACHING
0 nhận xét: