2 thg 1, 2017

Sự khác biệt giữa người lãnh đạo thực sự và người giỏi chuyên môn làm lãnh đạo

Posted at  18:05  |  in  

Người sếp đầu tiên của tôi, khiến tôi cống hiến 200 - 300% công sức cho công việc hằng ngày, khiến tôi đọc sách tối ngày không biết mệt mỏi để phát triển bản thân. Từ sau khi chia tay ông ấy, tôi tạm thời chưa gặp lại được người có leadership tốt như thế.

Dừng lại một chút tôi kể chuyện này cho nghe.

- "Tại sao em không nộp báo cáo cho anh?". "Vì tui không thích".
Trường hợp này chắc không hiếm gặp, bạn bị nhân viên bật bãi, quá nhọ, bạn sa thải, nhọ tập 2, cái chính, vì leadership của bạn đang ở cấp độ thấp nhất - Tittle (Chức vụ).

Vậy nhà lãnh đạo thật sự có đặc điểm gì?

Giới lãnh đạo là những con người có khả năng ảnh hưởng nhất định, họ rất uyên bác và già dặn, già dặn về lối sống, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi nghề, và cả cách ứng xử thông thường trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, họ im lặng lui vào hậu trường để tạo cơ hội cho lứa trẻ tiếp theo thể hiện mình, họ là người có EQ (chỉ số cảm xúc rất cao), họ bình tĩnh giải quyết vấn đề, không dễ dàng bị cảm xúc nhất thời chi phối, họ có khả năng tin tưởng, tạo niềm tin cho những cá nhân bình thường nhất trở thành vĩ nhân trong mắt họ, và dĩ nhiên, một người bình thường đặc biệt trong mắt của người lãnh đạo, thì hà cớ gì họ ko trở nên vĩ đại hơn trong mắt những người khác đang đi ở ngoài đường kia.

Giới lãnh đạo thật sự, đã tự bỏ qua một cái tôi nhất định của bản thân, họ ko tranh chấp #hơn_thua với các ý kiến trái chiều, họ đủ khôn ngoan và tỉnh táo để rút lui và tiến bước nhịp nhàng, để làm những con người dưới họ phải phục tùng, một cách tự nguyện và vui vẻ.

Họ là người có khả năng trao quyền, khen ngợi, trao gởi niềm tin, họ coi trọng thái độ của nhân viên hơn bất kì tài năng nào, vì họ tin rằng chỉ cần có thái độ chuẩn mực, ̣niềm tin được khởi tạo đủ lớn, kẻ tầm thường cũng sẽ trở thành vĩ nhân.

Họ có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, giá trị cốt lõi bao gồm hai từ giá trị và cốt lõi, nó đã tồn tại sẵn rồi, giờ chỉ còn việc lôi ra và đem đi kết nối với nhau, những ng lãnh đạo thật sự còn là người ̣có định hướng, tầm nhìn, và sứ mệnh để dẫn dắt tổ chức, họ biết cách truyền thông nội bộ để những con người cùng hệ gắn kết lại với nhau, nhìn rõ trắng đen, nhìn rõ sương mù mà lèo lái con thuyền doanh nghiệp tránh va phải mỏm đá.

Họ có thể loại bỏ một vài nhân tố không cùng hệ giá trị, thậm chí thân tín nhưng vi phạm nguyên tắc, họ sẵn sàng ở một mình cô đơn trên đỉnh cao (trong TH bất đắc dĩ), để bảo vệ những con người, DN hay cộng đồng họ gây dựng, và tất nhiên, họ ko bao giờ đánh đổi hệ giá trị cốt lõi / hay văn hóa doanh nghiệp mình, bằng bất kì giá nào (cơ hội kinh doanh, lợi ích có thể lách hay né được...)

DN Việt Nam bị bệnh xây ngược, tuyển đống người vào mới bắt đầu xây dựng cơ cấu. Cái đúng đó phải là, cơ cấu có trước, nhân sự phù hợp với cơ cấu có sau. TH thứ nhất, đánh nhau sứt đầu mẻ trán và hằng hà sa số vụ việc nội bộ xảy ra vì xây...ngược.

TH thứ 2, hãy tuyển người phù hợp, tui nói người "Phù Hợp", có nghĩa là tại thời điểm đó, cơ cấu đó, họ chính là mảnh ghép phù hợp nhất với bạn, nhưng không có nghĩa họ là người giỏi nhất. Tất nhiên chúng ta không thể dùng dao mổ bò để mổ gà được, đúng không?

Những con người cùng hệ giá trị sẽ lại ở cạnh nhau và xây dựng hệ thống doanh nghiệp vững bền theo năm tháng!

Những người giỏi chuyên môn làm lãnh đạo, họ dễ dàng thành lập công ty và có những danh xưng CEO, Founder, Director, nhưng thật sự họ chưa hiểu rõ hệ giá trị cốt lõi của mình là gì, thì lấy đâu ra họ có khả năng tuyển dụng, đi tìm những người có cùng hệ giá trị với họ, để giúp họ phát triển DN, thậm chí họ còn ko nhận thức rõ TẦM QUAN TRỌNG của 4 chữ GIÁ TRỊ CỐT LÕI, chưa kể hệ giá trị của họ còn được copy sao chép, chỉ bởi vì thấy...của người khác nghe hay hay. Cơ bản; về nền móng, đã bị méo mó mất rồi.

Cái tôi của họ còn quá cao, vì họ giỏi chuyên môn, vì họ kiếm được tiền, vì họ có những thành tựu, thành công nhất định trong xã hội, nhưng sức ảnh hưởng họ chưa đủ lớn, về bản chất, họ chưa đủ khả năng xây dựng DN mình, và rồi điều gì sẽ xảy ra nếu giả sử không may họ bị tai nạn, họ không còn khả năng điều hành DN của mình tại thời điếm đó nữa? Thôi huyễn hoặc và tự hào nói rằng: "Không có tui, cái công ty này chả làm ăn được gì". Nguy cơ đó nha.

Những nhà lãnh đạo thật sự, họ thật vĩ đại và to lớn, không bởi vì họ thể hiện ra, mà bởi vì họ biết cách nhún nhường và cư xử nhã nhặn, khéo léo với người ở ...dưới họ. Không bởi vì họ là người có khả năng chèo lái DN một mình, mà họ xây dựng hệ thống giúp họ chèo lái con thuyền đó không cần có họ.

Liệu rằng một DN không có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, à không tôi nhầm, không hiểu đúng giá trị cốt lõi là gì nữa kìa, CEO ko có tầm nhìn và sứ mệnh được vạch trên giấy, CEO không có khả năng truyền thông nội bộ cho các cấp nhân viên được hiểu rõ, thì có lẽ, bất kì một cá nhân nào cũng nên cân nhắc cho sự hiện diện của mình trong DN mình đang cống hiến.

Hậu quả: Khi đã hết lợi ích (đủ lông đủ cánh, đủ tiền) thì sẽ cũng rời nhau mà đi.

Đó là những khác biệt cơ bản, mà chỉ cần tiếp xúc hoặc nói chuyện thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được xem, ai là người lãnh đạo chúng ta nên ̣sát cánh đi cùng.

Về cơ bản leadership & management có rất nhiều thứ để bàn cả ngày không hết. Nhưng nhiêu đây cũng đủ rồi, vậy hén.

Hôm qua mình có đăng một bài về thái độ tốt, bài thứ 2 là bài này, bài thứ 3 là bài: Làm sao để công ty của bạn trở nên hạnh phúc 2017?

Bài thứ 3 chỉ có 5 dòng: Để công ty bạn "hạnh phúc", phải có 2 thứ trên song hành, nhân viên thái độ tốt mà sếp không có leadership thì cũng thành thái độ...ko phù hợp. Sếp leadership tốt mà mindset (tư duy) nhân viên chỉ dừng ở mức đó, thì leading style được thể hiện với ai?

Thái độ không phải là tính cách, tính cách đôi khi còn thay đổi, huống chi là thái độ vạn biến, vì vậy; chúng ta tìm đúng được môi trường có tương đồng song hành cả 2 thứ trên...

Nếu vậy thì xin chúc mừng, công ty của bạn thật...hạnh phúc ;)

Ps: Từ đúc kết, quan sát góc nhìn cá nhân.
Nguồn: Quản Trị & Khởi Nghiệp

Share this post

0 nhận xét:

Góc nhìn-Học tập-Chia sẻ
Copyright © 2012 Trần Đức Lương. by Blogger Tran Duc Luong
.
back to top